Omeprazol 20mg là loại thuốc được bác sĩ chỉ đinh để điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày: đau, viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản. Trước khi sử dụng thì chúng ta nên đi tìm hiểu chi tiết về loại thuốc này để an tâm và đạt hiệu quả tối đa.

Stress công việc, ăn uống không đúng bữa, ăn nhiều đồ chua, nhậu nhẹt rượu bia,… là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh dạ dày. Bệnh này cũng phổ biến ở mọi độ tuổi, giới tính. Khi bị đau dạ dày, ta thường ra hiệu thuốc tây gần nhà để mua về uống tạm. Để phát huy tối đa hiệu quả thì bà con cần nắm rõ liều lượng cũng như cách thức sử dụng và một số lưu ý từ phía dược, bác sĩ.

Dạ dày là bệnh thường gặp ở mọi độ tuổi

I. Thuốc Omeprazole là thuốc gì?

Thuốc Omeprazole là loại thuốc điều trị dạ dày thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI), hoạt động theo cơ chế giảm tiết dịch vị axit có trong dạ dày từ đó đánh bay các biểu hiện như khó nuốt, ợ chua và viêm họng. Bởi khi dịch vị nó trào ngược lên cổ họng thì nó tạo điều kiện cho virut, vi khuẩn và nấm nó làm tổ ở cổ họng khiến cho họng muôn đời không khỏi được.

Bên cạnh đó thành phần chính của thuốc còn giúp phục hồi những tổn thương do viêm loét dạ dày , phòng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư thực quản. Tóm lại, đây là loại thốc chữa thực quản và dạ dày. Tuy nhiên, hiệu quả rõ rệt sau khi dùng ít nhất 4 ngày chứ không thể hết ợ nóng ngay sau ngày đầu tiên.

II. Cách dùng thuốc Omeprazole đạt hiệu quả nhanh chóng

Cách dùng thuốc Omeprazole sẽ khác nhau tùy thuộc vào triệu chứng bệnh, cơ địa, độ tuổi và giới tính. Thông thường thì đều dùng theo đường uống, uống trước khi ăn và uống 1 lần/ ngày.

Nếu dùng dạng nén thì mọi người không nên bẻ nát mà nên nuốt cả viên với ngụm nước. Bởi vì khi nghiền nhỏ thì càng làm tăng nguy cơ giải phóng hết các chất cùng lúc dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn nhiều hơn.

Nếu bạn không dùng nước, hãy lau tay thật khô rồi cầm viên thuốc đặt giữa lưỡi và ngậm để nó tự tan. Bạn không nên dùng quá 2 tuần vì nếu tình trạng đó vẫn không đỡ thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa chứ không nên dùng tiếp vì có thể bệnh sẽ diến biến nặng hơn.

Omeprazol 20mg có dạng bao bì màu xanh

III. Tác dụng phụ của thuốc Omeprazole

Nhiều người chỉ biết quan tâm đến công dụng của mà quên mất cần nắm rõ những tác dụng phụ của thuốc Omeprazole để không hoang mang nhưng cũng không chủ quan. Một số phản ứng thường gặp đó là: đau bụng và đau đầu.

Một số tác dụng phụ nguy hiểm mà bạn phải ngưng sử dụng hoặc gọi sơ cứu Y tế ngay:

  • Ợ chua kéo dài, nhiều mồ hôi, mặt choáng váng
  • Thường xuyên bị đau ngực, cánh vai, hàm và tai
  • Thở khò khè, khó thở, hay ra mồ hôi thất thường
  • Cảm giác buồn nôn, dễ nôn và hay bị đau dạ cay
  • Tụt cân trầm trọng
  • Khó nuốt, nuốt bị đau
  • Nôn ra máu, chất nhầy giống bã cà phê; ra máu trong phân
  • Dễ co giật, co cơ, tim đập nhanh
  • Phát ban ở mã, múi, dễ đau xương khớp
  • Nguy cơ bị gãy xương dễ tăng cao; nhất là khi dùng lâu, và nhất là với người cao tuổi.
  • Tuy hiếm nhưng đôi khi thuốc có thể gây viêm đường ruột, xảy ra trong hoặc sau điều trị vài tuần, lâu thì vài tháng. Cụ thể là đau bụng, sốt, chuột rút, đi ngoài ra máu, đi ngoài ra nước.
  • Một số phản ứng phụ khác là thiếu vitamin B12 gây ra tình trạng ngứa ngáy ở tay chân; đau lưỡi, mệt mỏi bất thường. Thời gian điều trị càng lâu thì nguy cơ mắc các tác dụng phụ đó càng nhiều.
  • Thuốc cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng: phát ban, sưng , ngứa, chóng mặt, khó thở.
  • Các chỉ số xét nghiệm máu có thể bị thay đổi nếu đang uống thuốc Omeprazole. Vì vậy, nếu cần phải xét nghiệm thì hãy báo với bác sĩ để họ điều chỉnh và sắp xếp lịch xét nghiệm sao co hợp lý.
  • Trước khi uống Omeprazole, bạn hãy thông báo để bác sĩ biết tiền sử dị ứng với omeprazole, lansoprazole esomeprazole, pantoprazole hoặc một số loại thuốc khác cùng nhóm. Nếu có tiền sử bệnh gan thận cũng cần báo ngay cho người kê đơn.
Omeprazol 20mg nên dùng như thế nào để đạt hiệu quả nhất

IV. Khi sử dụng Omeprazole cần lưu ý điều gì?

1. Thuốc Omeprazole có thể tương tác với những thuốc nào?

Dược sĩ tư vấn của trang bauhausbook khuyến cáo khi dùng thuốc Omeprazole thì cần xem xét với những loại thuốc đang uống tránh gây phản ứng với nhau làm giảm hiệu quả hoặc thậm chí là vô tác dụng. Đó là lý do bạn cần khai báo với dược sĩ kê đơn hết tất cả những loại thuốc bạn đang sử dụng để họ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi kê đơn.

Tương tác với thuốc Omeprazole sẽ xảy ra với một số loại thuốc như:

  • Rilpivirine Atazanavir, Nelfinavir, Pazopanib, Erlotinib
  • Những loại thống chống nấm itraconazole, posaconazole, ketoconazole

Khi xảy ra những phản ứng tương tác thì càng làm nguy cơ mắc tác dụng phụ cao hơn.

2. Một số lưu ý khác khi sử dụng thuốc Omeprazole

– Đừng uống quá liều cũng đừng bỏ quên. Nếu quá liều sẽ dễ gây ra tình trạng như mờ mắt, mồ hôi đổ nhiều, lú lẫn, tim đập nhanh, khó thở, dễ ngất. Nếu quên liều thì dùng luôn nếu nhớ ra. Bạn không nhất thiết phải uống bù liều.

Bảo quản thuốc Omeprazole ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm ướt để không bị mất chất. Bạn cũng cần để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và vật nuôi.

– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu bạn còn thắc mắc về bất cứ điều gì thì bạn phải hỏi lại ngay với dược sĩ. Nếu dùng mà vẫn không cải thiện được thì bạn cần dừng lại và đến cơ sở Y tế uy tín để điều trị. Tuy nhiên, trong thời điểm dịch Covid nguy hiểm, bạn nên hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người.

Tóm lại,Omeprazole là thuốc trị dạ dày, trào ngược thực quản và gián tiếp điều trị bệnh viêm họng do trào ngược ợ chua. Ưu điểm của Tây Y là nhanh chóng ngăn chặn được các triệu chứng nhưng ngược lại không nên lạm dụng vì hại sức khỏe. Bên cạnh đó bạn cũng nên kết hợp với chế độ sinh hoạt bao gồm ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý.