Nghe-thuat-la-gi

 

“Nghệ thuật là gì?” là một câu hỏi khá khó nhằn không chỉ với những người đam mê nghệ thuật mà còn cả với giới chuyên gia trên toàn thế giới. Vì nghệ thuật khá rộng nên để định nghĩa được nó thì rất khó, hôm nay chúng tôi sẽ đưa bạn đi tìm hiểu về nghệ thuật một cách chi tiếtđúng nhất

I. Định nghĩa “nghệ thuật”

Nghệ thuật là sự đòi hỏi một cái gì đó phải được tạo nên một cách cẩn thận, tỉ mỉ và khéo léo từ người nghệ sĩ. Sau này, chính các nghệ thuật gia đã phá bỏ đi bức tường hạn chế kia để đưa định nghĩa nghệ thuật được mở rộng được ra hơn nữa.

Năm 1896, Lev Tolstoy đã định nghĩa nghệ thuật như một hình thức truyền đạt các cảm xúc mà một người đã trải qua tới những người khác, khiến cho những người này cũng bị lây nhiễm các cảm xúc đó và thấy như mình cũng trải qua những kinh nghiệm đó.

Theo như ông để hiểu về nghệ thuật một cách chính xác nhất chúng ta cần phải bỏ đi thói quen xem nghệ thuật như một công cụ tạo nên khoái lạc, hay như hoạt động nhằm tạo ra “cái đẹp”. Tuy nhiên, cái đẹp là một định nghĩa chủ quan, vì thế không thể dùng chủ quan để làm tiêu chuẩn cho sự khách quan để đánh giá cái gì không phải nghệ thuật và cái gì là nghệ thuật. 

Lev-Tolstoy
          Nhà văn Lev Tolstoy và định nghĩa về nghệ thuật

Vào năm 1917 tại New York, Marcel Duchamp tổ chức triển lãm chậu đi tiểu, hay vào những năm 1962 – 1964 Andy Warhol đưa ra các tranh in lưới hàng loạt các đồ hộp giống nhau như đúc và kể từ lúc đó bất cứ cái gì cũng có thể là “nghệ thuật”. Quan niệm này có vẻ phù hợp với nghệ thuật đương đại.

Ngày nay, khi nghệ thuật càng phát triển mạnh hơn nữa thì việc định nghĩa được nó lại càng khó khăn hơn.

Theo Wikipedia nghệ thuật có thể được định nghĩa một cách khái quát nhất là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm (có thể là sản phẩm vật thể hay phi vật thể) chứa đựng giá trị lớn về tư tưởng, tinh thần, có tính nhân văn và thẩm mĩ, mang tới giá trị văn hóa chạm sâu tới cảm xúc của con người, khán giả thưởng thức nghệ thuật.

II. Các loại hình nghệ thuật

Thời Cổ đại, nghệ thuật được chia ra làm 7 loại hình nghệ thuật tự do (artes liberales) là:

Trivium (3 con đường) bao gồm: 

  • Logic
  • Hùng biện
  • Văn phạm

Tuadrivium (4 con đường) bao gồm: 

  • Số học (lý thuyết về các con số).
  • Hình học (các con số trong không gian). 
  • Thiên văn học (các con số trong không gian và thời gian).
  • Âm nhạc (các con số trong thời gian).

Người đẻ ra 7 loại hình nghệ thuật đó là Triết học. Ngày nay, nghệ thuật ngày càng phát triển rộng hơn với nhiều loại hình mới mẻ nhưng về cơ bản thì nghệ thuật vẫn được chia ra thành 7 bộ môn phổ biến nhất.

1. Bộ môn điêu khắc

Điêu khắc thuộc loại hình nghệ thuật không gian, phản ánh hiện thực bằng khối không gian ba chiều có thể tích. Trước kia con người gần như là đối tượng được điêu khắc hướng đến. Tuy nhiên, khi nghệ thuật ngày càng phổ biến hơn thì đối tượng của điêu khắc được mở rộng ra nhiều hơn và có thể là bất cứ thứ gì như hoa lá, động vât,…

Các tác phẩm điêu khắc ngày nay được làm trên rất nhiều vật liệu khác nhau với kích thước to nhỏ và chạm khắc nổi hay chìm tùy theo sở thích của tác giả.

tac-pham-dieu-khac-Not-Enough-Brains-to-Survive
                                Tác phẩm điêu khắc “Not Enough Brains to Survive”

2. Kiến trúc và trang trí

Kiến trúc và trang trí được xem là loại hình lâu đời nhất, xuất hiện đầu tiên trong các loại hình nghệ thuật, nó có mối quan hệ song hành và gắn kết chặt chẽ với nhau. Trang trí đã bổ trợ cho kiến trúc khiến các công trình biến thành một tác phẩm nghệ thuật

Khi nói đến loại hình này chắc chúng ta không khỏi nhớ đến các kiến trúc và trang trí trong các thánh đường, công trình kiến trúc nhà ở vô cùng tỉ mỉ, độc đáo và hoành tráng thời kì Phục Hưng.

Nhiều ý kiến cho rằng kiến trúc không thuộc về nghệ thuật. Tuy nhiên, kiến trúc mang bản chất thẩm mỹ, là sự trang trí nhằm thỏa mãn nhu cầu về thẩm mỹ vật chất và có tác động đến tư tưởng, tình cảm của con người.

kien_truc_phuc_hung
                                           Kiến trúc thời kì phục hưng

3. Hội họa

Hội họa là loại hình nghệ thuật ghi lại những hành động, khoảng khắc của con người, sự vật và hiện tượng phản ánh một thế giới muôn vẻ với màu sắc phong phú. Tác phẩm hội họa dung biểu đạt nhiều vấn đề xung quanh chúng ta hay cuộc sống của chúng ta một cách sâu sắc về nhiều vấn đề trong cuộc sống chúng ta bằng các màu sắc và đường nét uyển chuyển.

Cũng như các loai hình nghệ thuật khác hội họa đang ngày càng nâng lên một tầm cao mới. Khả năng tạo hình của hội họa phản ánh tư tưởng, tình cảm và được kết hợp đưa vào thực tiễn như sân khấu, văn chương, điện ảnh.

4. Văn cương

Được xem là loại hình quan trong thứ yếu trong 7 loại hình nghệ thuật chính, văn chương chính là cơ sở để phát triển và thể hiện của nhiều loai hình khác như âm nhạc, sân khấu, điện ảnh,…

Văn chương dùng ngôn từ để biểu đạt cuộc sống, thể hiện mọi khía cạnh cảm xúc chân thật nhất. Không chỉ có khả năng mô tả sâu sắc và tinh vi về con người mà văn chương còn thể hiên những sự tưởng tượng phong phú, đầy màu sắc của tác giả.

5. Âm nhạc

Nhắc đến âm nhạc thì Bauhausbook.com nghĩ rằng nó chẳng còn bất cứ sự xa lạ nào với mọi người. Âm nhạc ngày nay tiếp cận rộng rãi đến tất cả mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Hội họa dùng đường nét để khắc họa còn âm nhạc dùng nhịp điệu, âm thanh và câu từ để biểu đạt những câu chuyện, tư tưởng và tình cảm của con người.

Âm nhạc rất thú vị, nó là phương tiện phản ánh sâu sắc và sinh động nội tâm của con người và chân dung cuộc sống.

6. Loại hình sân khấu

Sân khấu là môn nghệ thuật có lịch sử lâu đời nhất, nó là sự kết hợp giữa nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như âm nhạc, văn chương, hội họa,… Loại hình sân khấu biểu thị tư tưởng cốt lõi của tác phẩm thông qua các hành động diễn suất, ngôn từ hoặc không ngôn từ,…

Diễn viên chính là người biểu đạt những tình cảm, tư tưởng và ý nghĩa của vở diễn thông qua biểu cảm, hành động. Vì vậy ngoài kịch bản thì diễn viên được xem là có vai trò vô cùng quan trọng trong sự thất bại hay thành công của vở diễn.

Loai-hinh-san-khau
                                    Loại hình sân khấu có lịch sử lâu đời

7. Điện ảnh

Điện ảnh ra đời vào cuối thế kỉ XIX được xem là loại hình nghệ thuật trẻ. Cũng giống như sân khấu nhưng ở mức độ phát triển cao hơn, điện ảnh là sự kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật. Tới thời điểm hiện tại, điện ảnh xét về tính quần chúng thì nó đã trở thành loại hình quan trọng bậc yếu.

Điện ảnh thông qua kịch bản và diễn viên dùng phương tiện ngôn ngữ cùng hành động để biểu thị nội dung cần truyền tải. Dưới những thước phim đa chiều điện ảnh đã phản ánh lại hết sức đa dạng và phong phú đưa khán giả tới nhiều khung bậc cảm xúc khác nhau. Một bộ phim có thành công hay không thì phụ thuộc nhiều vào diễn viên chínhphụ, diễn viên đóng thế, kịch bản, ekip quay và dựng phim từ đó tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh.

Như vậy, nghệ thuật không phải là cái gì quá xa vời mà nó gần gũi ngay bên cạnh chúng ta, như món ăn tinh thần không thể thiếu với mọi người. Nghệ thuật mang cho chúng ta một cuộc sống nhiều màu sắc tươi mới và đầy cảm xúc.